Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam? (20/05/2019)

(IDE) – Ngày 20/01/2019, tại 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE); Câu lạc bộ Các nhà Công thương Việt Nam phối hợp tổ chức diễn đàn: “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?”.

Diễn đàn có sự tham dự của các cơ quan Trung ương và địa phương, chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu, hơn 40 hiệp hội ngành nghề và hàng trăm doanh nhân, đại diện cho các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực từ khắp đất nước.

Tại diễn đàn này, với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế hàng đầu cả nước đã tư vấn giúp doanh nghiệp chủ động nắm bắt các cơ hội và kiểm soát thách thức từ CPTPP, nâng cao năng lực thâm nhập và phòng vệ, tăng cường thông tin chính sách giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro từ chính sách pháp luật …

Với sự tham gia của 11 quốc gia xuyên hai bờ Thái Bình Dương với mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng dẫn đến môi trường và điều kiện kinh doanh toàn cầu nói chung và các quốc quốc gia trong khối CPTPP nói riêng có nhiều thay đổi. Điều này vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.

Theo các chuyên gia, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước… Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Tuy vậy, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, khối doanh nghiệp trong nước phải xây dựng chiến lược dài hạn, nâng cao năng lực thâm nhập hàng hóa, phát triển kinh doanh ra bên ngoài bằng việc cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh, tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời phải nâng cao năng lực phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hóa, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối nội địa vững chắc.

Diễn đàn đã ghi nhận những ý kiến, lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp trong thực tế quá trình hội nhập của doanh nghiệp để tham vấn các chính sách của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh trong nước, thâm nhập thị trường quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Thanh – Doanh nghiệp sản xuất ống nhựa tại tỉnh Nam Định.

Diễn đàn “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?” là cơ hội để Doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào “sân chơi” xuyên Thái Bình Dương.

Diễn đàn cũng góp phần để các doanh nghiệp có thêm những tích lũy, tăng thêm nội lực sẵn sàng nắm bắt thời cơ để phát triển cùng kinh tế đất nước trong xu thế phát – triển đầy sôi động của quốc tế.

Bà Nguyễn Ngọc Thanh, Cố vấn Tập đoàn Đầu tư Dược phẩm Việt Nam – VPI.

Tuy vậy, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, khối doanh nghiệp trong nước phải xây dựng chiến lược dài hạn, nâng cao năng lực thâm nhập hàng hóa, phát triển kinh doanh ra bên ngoài bằng việc cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh, tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời phải nâng cao năng lực phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hóa, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối nội địa vững chắc.

PV